Răng hô là bệnh lý răng miệng biểu hiện ra bên ngoài. Có thể răng hô do di truyền hoặc một số thói quen xấu như mút tay, đảy lưỡi và ngậm vú giả quá lâu khi còn nhỏ gây ra cho răng. Khi nhìn bên ngoài bạn có thể phát hiện răng hô dễ dàng nhưng không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn bởi bạn có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác về sai lệch khớp cắn. Để hiểu rõ và nhận định đúng hàm răng của mình đang gặp tình trạng gì hãy theo dõi thông tin dưới đây, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp phù hợp.
1. Khái niệm răng hô:
Răng hô là một trong những dạng sai lệch khớp cắn mà trong đó tương quan hai hàm răng trên dưới không đạt chuẩn tỷ lệ, do hàm trên đưa ra quá mức so với hàm dưới.
Răng hô hay còn được gọi với những tên khác là răng vẩu, răng vổ, cắn hô vẩu, cắn xuôi, cắn loại 2.
2. Các kiểu răng hô:
– Hô do răng: Răng hàm trên mọc chìa ra ngoài so với răng hàm dưới.
– Hô do hàm: Xương hàm trên phát triển mạnh cả về chiều dài và bề rộng nên đưa ra quá mức so với xương hàm dưới.
– Hô do cả răng và hàm: Răng vừa mọc chìa, xương hàm trên lại phát triển và nhô ra.
3. Nhận biết răng hô:
Theo kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha thì có thể dựa vào những đặc điểm sau để nhận biết bệnh nhân bị hô răng:
Răng hàm trên bị chìa ra phía trước:
Răng hàm trên chìa ra phía trước là một trong những đặc điểm nhận biết bệnh nhân bị hô răng. Với tình trạng này, răng của bệnh nhân bị hô do lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới làm ảnh hưởng nặng tới chức năng ăn nhai của răng và gây mất thẩm mỹ trầm trọng cho khuôn miệng.
Cung hàm của bệnh nhân bị hẹp hơn mức bình thường, các răng cửa nổi bật hơn:
Khi cung hàm bị hẹp hẳn lại so với tỷ lệ bình thường, thì các răng ở vị trí răng cửa sẽ có xu hướng nổi bật hơn và chìa ra phía trước làm cho bệnh nhân cảm giác hô nặng. Khi điều trị niềng răng cho trường hợp này thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ những chiếc răng cửa nhô ra quá mức quy định.
Tuy nhiên vấn đề nhổ răng sẽ được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng mới đưa ra quyết định. Ngày nay bác sĩ thường ít đề cập tới việc nhổ răng mà sử dụng những phương pháp niềng răng hiện đại để khắc phục, bác sĩ khéo léo kéo hàm rộng ra và chỉnh lại các răng nằm đều trên khung hàm tạo nên nét thẩm mỹ cho khuôn miệng bệnh nhân.
Môi căng ra, hàm dưới bị thụt lùi vào bên trong:
Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị hô răng khó nhất. Có thể người bệnh cảm thấy mình bị hô nhưng không giải thích được tình trạng hô của mình là thế nào.
Hô cả 2 hàm:
Đây là tình trạng hô nặng với dấu hiệu trước tiên là bệnh nhân không thể khép kín miệng lại một cách tự nhiên. Đối với trường hợp này bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên nhổ răng để điều trị.
4. Cách nhận biết hàm hay răng hô tại nhà:
Dựa vào những đặc trưng này bạn có thể tự quan sát khuôn miệng mình ở nhiều góc khác nhau. Có thể soi gương hoặc tự chụp ảnh để đối chiếu.
Trước hết hãy chụp ảnh cho góc thẳng, góc nghiêng, góc từ trên xuống cho toàn khuôn mặt. Nếu bạn thấy mức độ gãy của khuôn miệng quá lớn thì khả năng hô do xương, hoặc hô do cả xương và răng nhiều hơn. Vì dẫu là răng bị hô thì do độ dài của răng không lớn nên mức độ cũng chỉ có giới hạn.
Tiếp đó, bạn dùng gương để soi, sao cho nhìn thấy được cả toàn bộ răng và vùng xương nướu hàm trên, hàm dưới. Nếu thấy răng mọc ra có thế thẳng với xương hàm thì đó là hô hàm. Nếu thấy phần xương hàm không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài thì đó là hô răng. rường hợp bạn thấy cả xương và răng đều có dấu hiệu gồ ra thì là hô hỗn hợp. Tuy nhiên, phương pháp nhận biết bằng mắt thường chỉ chính xác được khoảng 20%. Cách nhận biết hô hàm hay hô răng chính xác cần qua thăm khám cụ thể.
Để xác đinh chính xác 100% về tình trạng răng hô chỉ có cách là chụp phim tại phòng nha, vừa có thể biết kiểu hô lại biết được chính xác tỷ lệ hô như thế nào.
5. Phương pháp điều trị hàm và răng hô hiệu quả nhất hiện nay:
Với mỗi kiểu hô, vẩu khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục khác nhau, phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Trong đó, dựa theo đặc điểm phân biệt hàm hô và răng hô, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp:
Nếu bạn bị hô do răng:
Phương pháp khắc phục mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay là niềng răng. Niềng răng là một kỹ thuật răng hàm mặt, sử dụng các khí cụ nha khoa: mắc cài, dây cung, thun hoặc khay niềng nhựa… liến kết với nhau để tạo ra lực kéo, dịch chuyển các răng trên cung hàm về đúng vị trí vốn có của nó, giúp năn chỉnh và sắp xếp khuôn răng đều đặn, thẳng hàng.
Nếu bạn bị hô do xương hàm:
Phương pháp niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả, bác sĩ bắt buộc phải thực phẫu thuật hàm hô. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng hô do xương hàm duy nhất hiện nay.
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương tiền đình hàm trên, đồng thời nhổ 2 răng số 4 và thực hiện cắt phẫu thuật qua hai khe răng số 4, dọc theo cung hàm. Sau khi cắt qua 2 khe răng số 4, xương hàm trên sẽ có một khoảng hở, lúc này bác sĩ sẽ đẩy lùi xương hàm về phía sau và cố định bằng nẹp vis. Đây là kỹ thuật phẫu thuật hàm hô không cần niềng răng được sử dụng khi bệnh nhân bị hô hàm trên đơn thuần.
Trong trường hợp, bệnh nhân bị hô cả hai hàm, bác sĩ thực hiện cắt xương tiền đình hàm trên và dưới. Sau đó nhổ bỏ 2 răng số 4 của hàm trên và hàm dưới, tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành cắt dọc cung hàm đi qua hai khe răng số 4. Cuối cùng, thực hiện đẩy lùi cả hai hàm về phía sau theo một tỷ lệ phù hợp và cố định lại bằng vis chuyên dụng.
Nếu bạn bị hô răng kết hợp hô hàm:
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm hô trước. Sau khi phẫu thuật từ 4-6 tuần, bệnh nhân quay lại trung tâm nha khoa để tiến hành niềng răng. Thời gian niềng răng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Điều quan trọng nhất trong việc điều trị răng hô mang lại hàm răng đẹp tự nhiên chính là việc lựa chọn nha Kkhoa uy tín cho mình. Nha Khoa Smile Care – một trong những nha khoa hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến những hàm răng khỏe đẹp như mong ước cho mọi nhà. Ngoài ra khi đến Nha Khoa Smile Care bạn sẽ được tư vấn tận các liệu pháp cũng như tình trạng răng cho mình với chi phí chỉ 0 đồng thôi nhé!